Gỡ khó Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi

2

baokontum.com.vn

Trong năm 2024, UBND quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm triển khai hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, còn những tồn tại, vướng mắc, UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng xem xét, tháo gỡ.

Thực hiện Chương trình, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động rà soát, tập trung xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến cơ chế, chính sách, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn, quản lý, tổ chức thực hiện; tăng cường chỉ đạo công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm để kịp thời giải quyết vấn đề thực tiễn phát sinh tại cơ sở.

Từ nguồn vốn Chương trình, căn cứ dự toán ngân sách Trung ương giao, năm 2024, UBND tỉnh kịp thời phân bổ, giao dự toán ngân sách và mục tiêu, nhiệm vụ hàng năm cho các sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương thực hiện đảm bảo theo yêu cầu, tiến độ của trung ương, với tổng dự toán 1.241,059 tỷ đồng (kể cả nguồn vốn kéo dài). Kết quả thực hiện Chương trình, đến nay có 13/25 xã thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (đạt 52% kế hoạch); 48/186 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn (đạt 25,8% kế hoạch). Về chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hiện các ngành đang rà soát, dự kiến đến cuối 2024 là 3-4%; tỷ lệ hộ DTTS có đất ở đạt 99,31%; tỷ lệ hộ DTTS có đất sản xuất đạt 99,32%; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS.

1752372.H%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%A2n%20gi%E1%BB%AF%20g%C3%ACn%20v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20ngh%E1%BB%81%20d%E1%BB%87t%20th%E1%BB%95%20c%E1%BA%A9m

Hỗ trợ người dân giữ gìn và phát triển nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: VN

 

Tuy nhiên, việc thưc hiện Chương trình còn tồn tại, hạn chế như: Còn nhiều nội dung trùng lặp giữa các chương trình; một số nội dung chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể; một số nội dung, đối tượng không thuộc đối tượng thụ hưởng; nguồn kinh phí sự nghiệp bố trí cho nhiều nội dung, hoạt động quá lớn, trong khi nhu cầu, đối tượng thực tế thấp (hỗ trợ bảo vệ rừng, trợ cấp gạo…) hoặc không có đối tượng hỗ trợ (chuyển đồi nghề; hỗ trợ đào tạo dự bị đại học, đại học; hỗ trợ cơ sở giáo dục nghề nghiệp…).

Trước yêu cầu đặt ra và để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Điều 17 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng nâng mức cho vay hỗ trợ nhà ở từ tối đa 40 triệu đồng/hộ (hiện nay) lên 70 triệu đồng/hộ. Vì theo giá vật liệu, nhân công hiện nay, với mức cho vay hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ thì không đủ tiền để xây dựng nhà ở mới đảm bảo diện tích và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với nhà ở của hộ nghèo, hộ cận nghèo (diện tích tối thiểu 24m2); bổ sung, mở rộng đối tượng được vay là hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trong vòng 36 tháng được hưởng các chính sách vay hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề để tạo cơ hội hộ đồng bào DTTS cận nghèo, mới thoát nghèo ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

1753051.%20C%E1%BA%A7n%20c%C3%B3%20c%C6%A1%20ch%E1%BA%BF,%20ch%C3%ADnh%20s%C3%A1ch%20h%E1%BB%97%20tr%E1%BB%A3%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20d%C3%A2n%20gi%E1%BB%AF%20g%C3%ACn%20v%C3%A0%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20ngh%E1%BB%81%20%C4%91an%20l%C3%A1t

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân giữ gìn và phát triển nghề đan lát. Ảnh: VN

 

Cùng với đó, Trung ương cho phép tỉnh thực hiện thêm dự án hỗ trợ đầu tư phát triển vùng trồng dược liệu quý (Dự án vùng trồng) tại nội dung số 2, Tiểu dự án 2, Dự án 3 Chương trình vào giai đoạn II, từ năm 2026 – 2030 để hình thành vùng dược liệu tập trung theo định hướng của tỉnh và phù hợp chủ trương của Chương trình phát triển sâm Việt Nam (trong đó xác định tỉnh Kon Tum là tỉnh phát triển sâm Ngọc Linh với quy mô hàng hóa). Đồng thời, Trung ương giao kế hoạch vốn đầu tư trung hạn thực hiện các chương trình MTQG sau khi tỉnh, huyện đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bởi các năm qua, nguồn thu ngân sách rất hạn chế, địa phương gặp nhiều khó khăn trong cân đối nguồn lực đối ứng thực hiện các chương trình. Do đó, cần có cơ chế phù hợp đối với các địa phương không thể cân đối đủ nguồn lực đối ứng thực hiện các chương trình.

Hiện nay, một số xã vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh mặc dù đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới song vẫn còn nhiều khó khăn, không có khả năng tự huy động nguồn lực cho phát triển kinh tế – xã hội, vẫn cần nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để duy trì kết quả đã đạt được. Do vậy, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép không áp dụng quy định tại Điều 3, Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, trong giai đoạn 2021-2025 tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng xã khu vực II, khu vực III sau khi các xã này đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.       

Văn Nhiên


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/xa-hoi/go-kho-chuong-trinh-mtqg-phat-trien-kt-xh-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-44552.html