Khi chủ thể hiểu rõ giá trị sản phẩm OCOP

0

baokontum.com.vn

Sau gần 6 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh ngày càng có sức lan tỏa rộng, góp phần khơi dậy tiềm năng của các địa phương. Hiểu rõ lợi ích thiết thực Chương trình OCOP mang lại, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia, tích cực đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để được công nhận mới và công nhận lại khi hết thời hạn.

Nhận thấy việc triển khai Chương trình OCOP là cơ hội đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, thành phố Kon Tum tích cực vận động, khuyến khích, hướng dẫn các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia chương trình. Đồng thời, hỗ trợ để các chủ thể phát triển đa dạng các sản phẩm mới và nâng cấp, hoàn thiện về mẫu mã, chất lượng các sản phẩm đã được công nhận để được đánh giá giá lại và nâng hạng sao. Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP. Từ đó, các chủ thể ngày càng thấy được lợi ích, giá trị mà chương trình OCOP mang lại, tích cực tham gia. Đến nay, địa phương đã có 91 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố và cấp tỉnh.

Dù sản phẩm đạt các điều kiện xuất khẩu, nhưng nhận thức rõ tham gia chương trình OCOP cũng là cách để quảng bá, khẳng định chất lượng sản phẩm để từng bước phát triển lớn mạnh hơn, thời gian qua, Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum đã tích cực tham gia chương trình. Đến nay, Công ty có 6 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Mới đây, tại đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh lần thứ 2 năm 2024, Công ty tiếp tục có thêm 3 sản phẩm tham gia phân hạng lần đầu và 2 sản phẩm đánh giá lại.

173656C%C3%A1c%20ch%E1%BB%A7%20th%E1%BB%83%20t%C3%ADch%20c%E1%BB%B1c%20tham%20gia%20%C4%91%E1%BB%83%20%C4%91%C3%A1nh%20gi%C3%A1,%20c%C3%B4ng%20nh%E1%BA%ADn%20l%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A7u%20v%C3%A0%20c%C3%B4ng%20nh%E1%BA%ADn%20l%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20s%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20OCOP

Các chủ thể tích cực tham gia để đánh giá, công nhận lần đầu và công nhận lại đối với sản phẩm OCOP. Ảnh: T.H

 

Ông Đặng Xuân Hùng – Giám đốc Công ty TNHH Yến Sào Kon Tum cho biết: Hạng sao OCOP chính là minh chứng về chất lượng để sản phẩm bước ra thị trường, tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng. Hơn nữa, qua mỗi đợt tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Công ty còn được nghe những ý kiến tư vấn, góp ý của các cơ quan chức năng, từ đó, tiếp tục quyết định đầu tư phù hợp để chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Thấy được giá trị của chứng nhận OCOP trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nên từ khi bắt tay vào sản xuất, Hợp tác xã Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Kon Tum (thành phố Kon Tum) đã chú trọng phát triển sản phẩm theo tiêu chuẩn của chương trình OCOP. 

Ông Đoàn Quốc Anh Khôi- Giám đốc Hợp tác xã Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Kon Tum cho biết: Với sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan chức năng, Hợp tác xã đã có 3 sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh gồm: Đông trùng hạ thảo sấy khô, thực phẩm bổ sung đông trùng hạ thảo ngâm mật ong và thực phẩm bổ sung đồng trùng hạ thảo ngâm rượu. Sau khi được công nhận, Hợp tác xã tiếp tục đầu tư nâng cấp về cả chất và lượng của sản phẩm để năm 2025 tham gia phân hạng và được công nhận lại.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, Chương trình OCOP được tổ chức, triển khai tương đối đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở; đã và đang tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; thu hút được nhiều chủ thể tham gia. Đến hết năm 2024, toàn tỉnh có 249 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên còn hiệu lực, trong đó, có 1 sản phẩm đạt 5 sao, 8 sản phẩm tiềm năng 5 sao đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá phân hạng, 19 sản phẩm đạt 4 sao và 221 sản phẩm 3 sao; cơ bản đạt mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2021 – 2025.

173735S%E1%BA%A3n%20ph%E1%BA%A9m%20OCOP%20c%E1%BB%A7a%20t%E1%BB%89nh%20ng%C3%A0y%20c%C3%A0ng%20phong%20ph%C3%BA,%20%C4%91a%20d%E1%BA%A1ng

Sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng phong phú, đa dạng. Ảnh: TH

 

Từ chỗ e ngại, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất trên địa bàn tỉnh đã chủ động tham gia chương trình OCOP. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển và tham gia phân hạng cho các sản phẩm mới, điểm đáng chú ý trong thời gian gần đây là nhiều chủ thể tích cực, quan tâm hơn đến việc tham gia đánh giá lại đối với các sản phẩm OCOP hết thời hạn công nhận (36 tháng) nhằm duy trì và nâng hạng sao.

Chẳng hạn như trong năm 2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh tổ chức 2 đợt đánh giá cho 16 sản phẩm của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh. Trong đó, có tới 7 sản phẩm được các chủ thể nộp hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng lại. Nhờ sự chú trọng đầu tư, các sản phẩm này được đánh giá cao về chất lượng, mẫu mã.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP không chỉ là chứng nhận thương hiệu mà còn là sự đánh giá và công nhận của các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm và chủ thể sản xuất ra sản phẩm từ các đặc sản, lợi thế ở các vùng nông thôn. Từ đó, giúp sản phẩm có điều kiện, cơ hội mở rộng thị trường; tạo động lực để chủ thể đầu tư, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kinh doanh, góp phần gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, hợp tác xã và thu nhập cho người lao động.     

Thiên Hương


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/kinh-te/khi-chu-the-hieu-ro-gia-tri-san-pham-ocop-45225.html