Ảnh 360 độ: Hiện vật quý về ngày tiếp quản Thủ đô lần đầu được công bố

5

baotintuc.vn

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Nội đã giành thắng lợi sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Đối với thực dân Pháp, sau thất bại tại Điện Biên Phủ năm 1954, Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve (ngày 20/7/1954) công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Hiệp định Geneve được ký kết đồng nghĩa với việc thực dân Pháp phải rút hết quân khỏi Đông Dương. Mặc dù vậy, Hà Nội vẫn còn nằm trong khu vực tập kết của quân đội Pháp trong 80 ngày. Ngày 17/9/1954, Ủy ban Quân chính TP Hà Nội được thành lập để tiếp quản lý thành phố. Cuối tháng 9/1954, trước sức mạnh đấu tranh của quân và dân, Bộ Chỉ huy quân chiếm đóng Pháp chấp nhận rút khỏi Hà Nội đúng thời hạn và ký “Hiệp định chuyển giao quân sự và trật tự khu chu vi Hà Nội”. Đến 16 giờ ngày 9/10/1954, những lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên.

Sau 70 năm đươc cất giữ và bảo quản cẩn thận, tháng 10/2024, để chào mừng Lễ kỷ niệm Giải phóng Thủ đô và sẵn sàng cho lễ khai trương, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam (LSQSVN) đã trưng bày văn bản đặc biệt: “Hiệp định chuyển giao quân sự và trật tự khu chu vi Hà Nội”.

Chú thích ảnh
Trong Bảo tàng LSQSVN vừa được đầu tư xây mới, có một gian phòng đặc biệt trưng bày các bức ảnh tư liệu và hiện vật quý về giai đoạn Giải phóng Thủ đô 1954.

Chú thích ảnh
Trong hơn 1.000 hiện vật mới lần đầu tiên được công bố, có sự xuất hiện của văn bản gốc về “Hiệp định chuyển giao quân sự và trật tự khu chu vi Hà Nội”.

Chú thích ảnh
Văn bản được dịch ra hai ngôn ngữ là tiếng Pháp và tiếng Việt, được lưu giữ và bảo quản cẩn thận suốt 70 năm qua.

Chú thích ảnh
Văn bản quy định rõ việc chuyển giao quân sự và khu chu vi Hà Nội.

Chú thích ảnh
Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng Phòng Tuyên truyền giáo dục (Bảo tàng LSQS VN) cho biết, 2 văn bản này là bằng chứng pháp lý, hùng hồn, đanh thép; khẳng định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Chú thích ảnh
Trong phần tủ kính trưng bày bản Hiệp định lịch sử, còn có nhiều hiện vật khác về thời khắc tiếp quản Thủ đô.

Chú thích ảnh
Bức ảnh tư liệu quý ghi lại thời khắc nhân dân Hà Nội đón bộ đội về tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).

Chú thích ảnh
Trưởng Phòng Tuyên truyền giáo dục của Bảo tàng LSQS VN chia sẻ ý nghĩa về “lá cờ Quân đội nhân dân Anh dũng bảo vệ Tổ quốc” do Đoàn sinh viên Hà Nội tặng Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 khi đơn vị này tiến vào tiếp quản Thủ đô.

Chú thích ảnh
Sau 70 năm, lá cờ vẫn được bảo quản cẩn thận.

Chú thích ảnh

Chú thích ảnh
Trong gian phòng đặc biệt này, còn nhiều hiện vật lịch sử khác gợi nhớ về khoảnh khắc hào hùng của ngày Giải phóng Thủ đô.

Thực hiện Hiệp nghị Geneve, Quân đội nhân dân Việt Nam chuyển ra miền Bắc trong thời gian từ tháng 9/1954 đến tháng 7/1955. Từ các vùng tập kết tạm thời ở Đồng Tháp Mười, Cà Mau, đến vùng rừng núi Kon Tum, Bình Định, Quảng Ngãi, Bến Hải, các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang, cán bộ chính quyền các cấp, một số nhân sỹ… đã đi tập kết.

Trong thời điểm lịch sử ấy của dân tộc, nhà điêu khắc Hà Nội Phạm Xuân Thi đã tạo nên một tác phẩm mỹ thuật sống mãi với thời gian, bức tượng “Nắm đất miền Nam”. Hình ảnh này đã lay động hàng chục triệu người Việt Nam và đã là nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác nghệ thuật. Nhà thơ Xuân Diệu trong bài “Bà má Năm Căn” đã viết: “…Ôi! Má Năm Căn tóc ngả màu/Vẫn còn giữ chốt mũi Cà Mau/Ruột liền của má ôm Nam Bắc/Lại những đêm ngày cực xót đau…”.