Khám phá bí mật Chùa Bác Ái ngôi chùa cổ lâu đời nhất của Kon Tum

647

Chùa Bác Ái là một trong những ngôi chùa lâu đời của Kon Tum, dù Kon Tum có nổi tiếng với những khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái hay các di tích lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia hoặc văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã ghi nhiều trong sử sách thì khi ghé thăm ngôi chùa vẫn sẽ mang một nét riêng đậm dấu ấn cho những ai lần đầu đến tham quan nơi này.

Cổng vào của ngôi chùa (Ảnh ST)

Cổng vào của ngôi chùa (Ảnh ST)

Chùa được xây dựng vào năm 1932, do ông Võ Chuẩn là Huấn đạo của tỉnh Kon Tum bấy giờ thiết kế và xây dựng nên, nơi đây gắn liền với một câu chuyện vào giữa thế kỳ 19. Năm 1931 là năm mà những tỉnh ở miền Trung bộ bị hạn hán liên tục, thường xuyên mất mùa, nạn đói khắp nơi vì thiếu thốn lương thực khiến người dân vô cùng khốn đốn. Chính muốn thoát khỏi cảnh khổ sở này nên những người dân từ các tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định đã có cuộc di dân vào cuối những năm 1931 đầu năm 1932 đến với vùng đất cao nguyên là tỉnh Kon Tum ngày nay. Ai cũng hy vọng thoát khỏi cái đói khổ này nên tất cả di cư hết nhưng có đến 70% bị chết đói dọc đường đi và chỉ còn 30% đặt chân đến được vùng đất ấy. Do còn hoang sơ, thiếu đất ở lẫn đất trồng trọt nên những người di dân bắt buộc phải khai phá rừng để có đất làm nương rẫy nhưng nào ai biết được họ gặp phải nhiều con thú dữ, những con rắn hổ mang nguy hiểm cắn chết rất nhiều người.

Bước vào chùa,đầu tiên bạn sẽ thấy cổng Tam quan án ngự (Ảnh ST)

Bước vào chùa,đầu tiên bạn sẽ thấy cổng Tam quan án ngự (Ảnh ST)

Chứng kiến sự ra đi đầy đau đớn ấy, ông Võ Chuẩn đã thỉnh ngài Hoằng Thông – thủ tọa chùa Bạch Sa ở Quy Nhơn cùng những chư tăng lên Kon Tum cúng chay 3 ngày để cầu siêu cho những oan hồn bị chết uổng ấy và ông cũng thỉnh xin xây dựng ngôi chùa thờ Phật và các quy y vong linh những người chết mà không thể tìm thi hài đem về xứ được với tên gọi Linh Sơn. Võ Chuẩn lên bản thiết kế cho ngôi chùa và cùng những người dân phát quang rừng rậm, lấy đất xây chùa, vách bằng những mành tre và mái được lợp ngói âm dương. Và đến năm 1990 thì được trùng tu lại bởi Thượng tọa trụ trì Thích Chánh Quang.

Chùa đã được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái Tự” vào năm 1933 (Ảnh ST)

Chùa đã được vua Bảo Đại ban tấm biển “Sắc tứ Bác Ái Tự” vào năm 1933 (Ảnh ST)

Một góc thanh tịnh của ngôi chùa (Ảnh ST)

Một góc thanh tịnh của ngôi chùa (Ảnh ST)

Chùa Bác Ái Kon Tum trước kia bao quanh phía trước là con suối nhưng nay đã bị lấp đi, phía sau là rừng rậm với nhiều cây cổ thụ lớn, không chỉ dừng ở việc xây chùa ông Võ Chuẩn còn chiêu mộ người dân khai hoang để lập khu dân cư quanh khu vực ngôi chùa, chính là làng Võ Lâm ngày nay (tên đặt bắt nguồn từ Võ là họ của Võ Chuẩn, người có công đầu trong việc lập làng, Lâm nghĩa là rừng). Phía Bắc chùa giáp đường Bà Triệu, phía Nam giáp đường Phan Chu Trinh, phía Đông giáp đường Trần Phú và phía Tây giáp đường Mạc Đĩnh Chi. Trước kia chính vua Bảo Đại đã đến dự và sắc phong biển “Sắc tứ Bác Ái tự” khi ngôi chùa được khánh thành vào đầu năm 1933, nay biển vẫn còn son đỏ và chữ vàng giữ nguyên như cũ, thấy chùa có đến gần 40 mẫu ruộng tốt màu mỡ, khi thu hoạch đều phân phát cho những người nghèo, cô khổ, bất kỳ tín đồ hay tôn giáo nào nào đều có thể xin cơm gạo nên vua đã sắc phong cái tên Bác Ái mang ý nghĩa lòng thương bao la, không phân biệt tôn giáo, người Kinh, kẻ Thượng.

Chùa được ông Võ Chuẩn, Huấn đạo tỉnh Kon Tum tiến hành thiết kế và cùng với người kinh lẫn đồng bào dân tộc thiểu số khai phá ngọn đồi rừng già để xây chùa (Ảnh ST)

Chùa được ông Võ Chuẩn, Huấn đạo tỉnh Kon Tum tiến hành thiết kế và cùng với người kinh lẫn đồng bào dân tộc thiểu số khai phá ngọn đồi rừng già để xây chùa (Ảnh ST)

Tổng thế kiến trúc ngôi chùa được xây dựng theo hướng Bắc Nam, hình dáng kiểu chữ Môn, bước vào đầu tiên bạn sẽ thấy cổng Tam quan án ngự, đi thẳng là đến nhà Chánh điện ở giữa trung tâm cùng hai bên tả hữu là Đông Lang và Tây Lang. Chánh điện của chùa tổ đình Bác Ái bao gồm 3 gian 2 chái, Cổ lầu được chia làm 3 gian là tiền đường, trung điện và thượng điện. Ở gian này thì thờ Di Đà Tam Hôn, Tam Thế Phật, Hoa Ngiêm Tam Thánh,… Tất cả các khu vực trong chùa đều được lợp ngói, xây tường gạch và quét vôi, trần thì đóng la phông, kèo, cột đều sử dụng những loại gỗ quý như trắc, tía, cà chít với bàn tay nghệ nhận khéo léo người Huế chạm trổ những dường nét kỳ công và trau chuốt. Ngoài ra còn có trụ gỗ biểu tượng 7 đầu lân của sĩ quan Nhật tự vẫn ở sân chùa vào cuối Thế chiến thứ hai và một tấm bia ghi công đứa của ngài Đại úy Pháp Quenin.

Chánh điện chùa Bác Ái (Ảnh ST)

Chánh điện chùa Bác Ái (Ảnh ST)

Ở bên ngoài Chánh điện chính là Hoa Viên với rất nhiều các bia, mộ, tháp, miếu thờ Sơn thần, Thần hoàng Bổn cảnh, Đoàn quán và nhà trù. Do đã được trùng tu nên chỉ còn một vài hiện vật có giá trị nghệ thuật như Tượng Quan Âm, Tượng Tam toà Thánh mẫu được làm bằng gốm men rạn, Hoành phi, câu đối, hộp Sắc phong, Bửu ấn,… được trưng bày, còn những tượng thờ đã được phủ đồng sáng nên không giữ được nét cổ kính, nguyên sơ ngày trước, ngay cả một vài điêu khắc như rồng chầu, dây cuốn đã không còn.

Tượng Quan Âm được làm bằng gốm men rạn đặt ở Hoa Viên (Ảnh ST)

Tượng Quan Âm được làm bằng gốm men rạn đặt ở Hoa Viên (Ảnh ST)

Tất cả các khu vực trong chùa đều được lợp ngói, xây tường gạch và quét vôi (Ảnh ST)

Tất cả các khu vực trong chùa đều được lợp ngói, xây tường gạch và quét vôi (Ảnh ST)

Nếu chọn Kon Tum là điểm đến trong chuyến hành trình khám phá của bạn, ngoài những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh thì hãy dành thời gian ghé thăm tìm hiểu, biết thêm về một danh lam mới chứa đựng nhiều thăng trầm như chùa Bác Ái để thêm yêu quý và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước nhé!

Đi đến nguồn bài viết