baokontum.com.vn
01/10/2024 13:00
Những năm qua, việc bản tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh quan tâm thực hiện; trong đó, có sự đóng góp quý báu của các nghệ nhân, già làng, người cao tuổi.
Nghệ nhân A Brol Vẻ (dân tộc Gié Triêng) ở làng Đăk Răng, xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi là người có khả năng chế tác và sử dụng thành thạo nhiều loại nhạc cụ. Nghệ nhân A Brol Vẻ tâm huyết, truyền đạt cho thế hệ trẻ về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.
Nghệ nhân Y Yin, làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện, tạo ra những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo của người Ba Na.
Cụ bà ở xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi cùng nét thêu hoa văn độc đáo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mường
Nghệ nhân A Hùng (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) hơn 40 năm qua vẫn miệt mài gìn giữ văn hóa của người Ba Na qua nghề đan lát và tạc tượng gỗ dân gian.
Cụ ông người Xơ Đăng ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô giữ gìn nghề rèn truyền thống
Nghệ sĩ Ưu tú A Duh, dân tộc Ba Na ở làng Kon Trang Mơ Nây, xã Đăk La, huyện Đăk Hà đang chỉnh âm cho chiêng
Trang phục truyền thống của phụ nữ Brâu, làng Đăk Mế, Ngọc Hồi là váy quấn và áo ngắn tay, khoét cổ, mặc theo kiểu choàng qua đầu; là khuyên tai, chuỗi hạt cườm đeo ở cổ, vòng đeo tay, khuyên tai bằng xương, ngà voi hay bạc…
Những nghệ nhân lớn tuổi biểu diễn cồng chiêng trong dịp hội làng
HUY ĐẰNG
Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/ghi-chep-phong-su/chum-anh-nguoi-cao-tuoi-gin-giu-ban-sac-van-hoa-dan-toc-43206.html