Sa Thầy: Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

8

baokontum.com.vn

Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, ngành Văn hóa- Thông tin và đồng bào DTTS ở các thôn, làng trên địa bàn huyện Sa Thầy nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn.

Huyện Sa Thầy là nơi định cư, sinh sống lâu đời của các cộng đồng DTTS, gồm Gia Rai, Ba Na (nhánh Rơ Ngao), Xơ Đăng (nhánh Hà Lăng), Rơ Măm…

Từ đầu năm 2024 đến nay, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong vùng đồng bào DTTS tiếp tục được UBND huyện Sa Thầy quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Cụ thể, thông qua nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án liên quan và nguồn lực huy động từ xã hội, huyện Sa Thầy triển khai sửa chữa, phục dựng tổng cộng 20 nhà rông truyền thống với phần mái được lợp bằng cỏ tranh và phên vách được làm bằng lồ ô, tre, nứa. Đồng thời, tổ chức thành công Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS cấp huyện lần thứ II; tổ chức 2 lớp truyền dạy diễn tấu cồng chiêng, xoang và sử dụng nhạc cụ truyền thống tại thôn Đăk Tân (xã Sa Nghĩa) và thôn Nhơn Bình (xã Sa Nhơn).

171259Th%C3%A0nh%20vi%C3%AAn%20c%E1%BB%A7a%20%C4%90%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20l%C3%A0ng%20Ch%E1%BB%91t%20(th%E1%BB%8B%20tr%E1%BA%A5n%20Sa%20Th%E1%BA%A7y)%20%C4%91a%20ph%E1%BA%A7n%20l%C3%A0%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20tr%E1%BA%BB%20tu%E1%BB%95i.

Đa số thành viên Đội nghệ nhân làng Chốt (thị trấn Sa Thầy) còn trẻ tuổi. Ảnh: Đ.T

 

Với sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn huyện Sa Thầy, công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tiếp tục được triển khai sâu rộng. Nhờ đó, góp phần thúc đẩy đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực tham gia công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc.

Hiện nay, tại các thôn, làng vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Sa Thầy, các nghề truyền thống, như dệt thổ cẩm, đan lát, làm nhạc cụ dân tộc đang được nhiều nghệ nhân duy trì hoạt động và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Các nghi lễ truyền thống tốt đẹp, như lễ hội mừng nước giọt, lễ ăn trâu, lễ đám hỏi, lễ hội mừng nhà rông mới, lễ cúng thần linh mừng lúa thóc đầy kho, được cộng đồng các thôn, làng vùng đồng bào DTTS duy trì.

Ông A Kương- nghệ nhân cồng chiêng ở xã Hơ Moong cho biết, trong đời sống tinh thần của người Ba Na ở xã Hơ Moong có nhiều nghi lễ truyền thống, trong đó, có lễ ăn trâu mừng chiến thắng thống nhất đất nước năm 1975 là nghi lễ đặc sắc nhất. Vào dịp lễ 30/4 hằng năm, bà con dân tộc Ba Na trên địa bàn xã Hơ Moong đều vui mừng, cùng góp công sức, thức ăn, rượu ghè để thôn, làng của mình tổ chức lễ ăn trâu.

Không gian văn hóa cồng chiêng và các di sản văn hóa truyền thống của các DTTS tại chỗ tiếp tục được cộng đồng các thôn, làng vùng đồng bào DTTS ở huyện Sa Thầy chú trọng bảo tồn và phát huy.

Toàn huyện Sa Thầy hiện nay có 398 bộ cồng chiêng, trong đó, có 45 bộ cồng chiêng thuộc sở hữu của tập thể các thôn, làng và 353 bộ cồng chiêng thuộc sở hữu của các cá nhân, hộ gia đình. Huyện Sa Thầy còn có 33 đội văn nghệ truyền thống /Câu lạc bộ văn hóa dân gian tại các thôn, làng đang duy trì hoạt động.

171334Ngh%E1%BB%87%20nh%C3%A2n%20Y%20%C4%90i%E1%BA%BFt%20bi%E1%BB%83u%20di%E1%BB%85n%20h%C3%A1t%20d%C3%A2n%20ca%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20R%C6%A1%20M%C4%83m.

Nghệ nhân Y Điết biểu diễn hát dân ca của người Rơ Măm. Ảnh: ĐT

 

Nghệ nhân Y Điết, sinh sống ở làng Le (xã Mô Rai) cho hay, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nghệ nhân được tạo điều kiện để tham gia nhiều sự kiện văn hóa- du lịch do huyện Sa Thầy và tỉnh Kon Tum tổ chức. Tại các sự kiện, nghệ nhân Y Điết biểu diễn các tiết mục hát dân ca của người Rơ Măm. Trong nhiều năm qua, nghệ nhân đều tham gia truyền dạy hát dân ca cho thế hệ trẻ ở làng Le.

Chị Y Danh, sinh sống ở làng Chốt (thị trấn Sa Thầy) chia sẻ, đội nghệ nhân ở làng Chốt có 28 thành viên, trong đó, có 7 nam thanh niên, 17 thiếu nữ và 4 thiếu nhi. Các thành viên trong đội nghệ nhân của làng Chốt đều yêu mến và tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc Gia Rai. Những lúc rảnh rỗi, các thành viên trong đội nghệ nhân của làng lại tụ họp, tập luyện đánh cồng chiêng, múa xoang và hát dân ca.

Bà Nguyễn Thị Thùy Dung- Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Văn hóa-Thông tin huyện Sa Thầy cho biết, trong những tháng còn lại của năm 2024, Phòng tiếp tục phối hợp với các đơn vị, địa phương triển khai kế hoạch bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong vùng đồng bào DTTS đã được UBND huyện Sa Thầy ban hành. Trong đó, trọng tâm là triển khai công tác tuyên truyền; huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa; tổ chức Giải thể thao truyền thống các DTTS huyện năm 2024; hỗ trợ trang phục truyền thống cho Đội văn nghệ thôn Đăk Wớt (xã Hơ Moong); thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” và tổ chức tập luyện cho Đội nghệ nhân của huyện để tham gia Hội thi Cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II, năm 2024.     

Đức Thành


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/van-hoa-the-thao-du-lich/sa-thay-gin-giu-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-43179.html