Quốc hội trẻ em thống nhất cấm t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng

9

thanhnien.vn

Sáng 29.9, tại Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2, các đại biểu Quốc hội thiếu nhi đã tiến hành phiên chất vấn về vấn đề phòng, chống tác hại t h u ố c l á, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường.

Bộ Y tế đã đề xuất cấm t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóngQuốc hội trẻ em thống nhất cấm  t h u ố c  l á điện tử,  t h u ố c  l á nung nóng- Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội trẻ em chất vấn tại phiên họp giả định sáng 29.9

Nhiều đại biểu Quốc hội trẻ em đã chất vấn Bộ trưởng Y tế trẻ em Nguyễn Ngọc Mai An về nguyên nhân và giải pháp về tình trạng trẻ em sử dụng t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng có xu hướng gia tăng, có trường có cả trường hợp sử dụng t h u ố c l á điện tử có chất kích thích và chất cấm.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Y tế trẻ em Nguyễn Ngọc Mai An khẳng định, phải khẳng định t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng nói riêng và t h u ố c l á nói chung hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe con người, đặc biệt là với trẻ em. Cho nên việc sử dụng t h u ố c l á điện tử phổ biến trong học sinh là xu hướng không tốt, cần phải có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu.

Em Nguyễn Ngọc Mai An cho biết, Bộ Y tế đã đề xuất cấm các sản phẩm t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng tại Việt Nam.

Bộ trưởng Y tế trẻ em đề nghị ngành giáo dục phối hợp để quản lý chặt chẽ việc sử dụng t h u ố c l á điện tử trong trường học; đề nghị gia đình có sự quan tâm sát sao tới con em mình, nhất là quản lý tiền bạc và thời gian rảnh rỗi của trẻ em trong độ tuổi học sinh.

Bộ trưởng Y tế trẻ em cũng đề nghị các cơ quan quản lý thị trường cần tăng cường việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc nhập lậu, kinh doanh trái phép t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng trong đó có việc kinh doanh các mặt hàng này ở cổng các trường phổ thông.

Cùng đó, đề nghị ngành công an xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về nhập lậu, buôn bán cho trẻ em sử dụng t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng. Đồng thời, cần tăng cường thông tin tuyên truyền về tác hại của t h u ố c l á nói chung và t h u ố c l á điện tử nói riêng cho trẻ em và cộng đồng xã hội.

Sao Bộ Y tế chưa công bố về tác hại?Quốc hội trẻ em thống nhất cấm  t h u ố c  l á điện tử,  t h u ố c  l á nung nóng- Ảnh 2.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu sau khi tham dự phiên chất vấn về vấn đề phòng, chống tác hại t h u ố c l á, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường của Quốc hội trẻ em

Tranh luận với phần trả lời này, em Trần Mai Phương Nghi (Khánh Hòa) nói Bộ trưởng Y tế trẻ em nói cần thông tin về tác hại nhưng thực tế tới nay bộ chưa công bố chính thức về tác hại của loại sản phẩm này.

Bộ trưởng Y tế trẻ em cho biết, Bộ Y tế đã gửi các báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ để trình bày về thực trạng và tác hại của t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng, những kinh nghiệm quốc tế, cũng như đề xuất biện pháp cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo những sản phẩm này tại Việt Nam.

“Sau khi được Chính phủ thống nhất, Bộ Y tế sẽ chính thức công bố nội dung này”, Bộ trưởng Y tế trẻ em nói.

Cũng tranh luận với Bộ trưởng Y tế trẻ em, em Trần Quốc Huy (Kon Tum) đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp của Bộ Y tế để ngăn chặn tình trạng trẻ em sử dụng t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng, chứ không chỉ là giải pháp “phối hợp và đề nghị các bộ ngành thực hiện”.

Bộ trưởng Y tế trẻ em Nguyễn Ngọc Mai An cho biết, ngoài các giải pháp đã trình bày, Bộ Y tế sẽ chủ trì, tham mưu Chính phủ rà soát, nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi luật Phòng, chống tác hại của t h u ố c l á vào năm 2025 nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật phòng, chống tác hại của t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng. Đồng thời, sẽ tập trung nâng cao hiệu quả và nhân rộng mô hình tư vấn, hỗ trợ cai nghiện t h u ố c l á, chất kích thích tại địa phương dành cho trẻ em.

Quốc hội trẻ em thống nhất cấm  t h u ố c  l á điện tử,  t h u ố c  l á nung nóng- Ảnh 3.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự phiên chất vấn của Quốc hội trẻ em

Mong đại biểu Quốc hội lắng nghe các em khi thông qua quyết sách

Phát biểu sau khi lắng nghe phiên chất vấn, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết rất vui khi phiên chất vấn tại Quốc hội trẻ em lần thứ 2 đã lựa chọn chủ đề rất thiết thực với trẻ em là phòng, chống tác hại t h u ố c l á, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường.

“Chủ đề các em lựa chọn là chủ đề rất nóng bỏng hiện nay. Điều này xuất phát từ lắng nghe từ chính các em học sinh, các trường học”, bà Lan nói.

Theo Bộ trưởng Y tế, việc sử dụng t h u ố c l á mới, đặc biệt t h u ố c l á nung nóng, t h u ố c l á điện tử, rượu bia, chất ma túy, đe dọa rất lớn tới sức khỏe trẻ em cũng như chất lượng dân số, giống nòi. Bà Lan cho rằng, qua phiên họp giả định, càng khẳng định các đề xuất của Bộ y tế trong việc cấm t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng là đi đúng hướng khi có tới 78,27% các em tham gia khảo sát thống nhất cấm t h u ố c l á điện tử và t h u ố c l á nung nóng.

Sau khi đặt câu hỏi với đại biểu Quốc hội trẻ em, và cả 306 đại biểu đều thống nhất với việc cấm t h u ố c l á điện tử, t h u ố c l á nung nóng, Bộ trưởng Y tế nói: Điều này thể hiện mong muốn của của trẻ em và cần được các cơ quan nhà nước nghiên cứu một cách nghiêm túc.

“Làm chính sách dựa trên thực tiễn và hướng tới thế hệ tương lai”, bà Lan nói thêm.

Bộ trưởng Y tế cũng bày tỏ đánh giá cao các nghiên cứu, tìm hiểu, nhận thức của Quốc hội trẻ em với vấn đề này khi các em không chỉ tìm hiểu tác hại mà còn đề xuất các giải pháp, mong muốn các bộ, ngành triển khai các giải pháp như vậy. Bà nói sẽ tiếp thu các góp ý để hoàn thiện, tham mưu cơ chế chính sách quản lý trong thời gian tới.

“Tôi cũng mong các đại biểu Quốc hội khóa XV lắng nghe, tiếp thu ý kiến các em khi thông qua quyết sách giải quyết vấn đề thực tiễn đang đòi hỏi. Quan trọng hơn là để chúng ta có thế hệ mầm non, thanh niên khỏe về thể chất và tâm hồn, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”, bà Lan bày tỏ.


Nguồn bài viết:
https://thanhnien.vn/quoc-hoi-tre-em-thong-nhat-cam-thuoc-la-dien-tu-thuoc-la-nung-nong-185240929111257115.htm