Không còn thời gian để “đủng đỉnh”

35

baokontum.com.vn

Đến hết tháng 7/2024, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 31,13% tổng kế hoạch vốn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (32,52%). Rõ ràng là chúng ta đã không còn thời gian cho sự “đủng đỉnh”.

Sẽ là dễ hiểu nếu như ta điểm qua một số nét cơ bản về “bức tranh” giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh, tính đến hết tháng 7/2024.

Kế hoạch vốn đầu tư năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao cho tỉnh là hơn 2.717 tỷ đồng (tại Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023), trong đó ngân sách địa phương là 1.095,72 tỷ đồng và ngân sách trung ương là 1.621,48 tỷ tỷ đồng.

Trên cơ sở kế hoạch năm 2024 được Trung ương giao, qua rà soát tình hình thực tế các nguồn thu, địa phương đã thực hiện phân bổ 3.953.817 triệu đồng, trong đó, ngân sách Trung ương là 1.621,48 tỷ đồng, và ngân sách địa phương là 2.332,337 tỷ đồng, cao hơn nguồn Trung ương giao.

165154Ki%C3%AAn%20quy%E1%BA%BFt%20%C4%91i%E1%BB%81u%20chuy%E1%BB%83n%20v%E1%BB%91n%20t%E1%BB%AB%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20ch%E1%BA%ADm%20ti%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99%20sang%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20c%C3%B3%20ti%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99%20t%E1%BB%91t%20h%C6%A1n

Kiên quyết điều chuyển vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án có tiến độ tốt hơn. Ảnh: HL

 

Theo Kho bạc nhà nước tỉnh, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt 31,13% trên thực nguồn kế hoạch đến thời điểm báo cáo (715,64 tỷ đồng/2.298,2 tỷ đồng). Đáng chú ý là, nguồn ngân sách Trung ương trong nước hỗ trợ theo ngành, lĩnh vực chỉ giải ngân được 8,5% kế hoạch.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay, ước đến ngày 31/7, tỉnh Kon Tum có tỷ lệ giải ngân thấp trên toàn quốc.

Trên thực tế, tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm lại diễn ra hàng năm, kéo dài từ nhiều năm nay. Câu hỏi đặt ra là, đâu là nguyên nhân và giải pháp để gỡ bài toán về giải ngân vốn đầu tư công hiện nay?

Theo dõi các báo cáo của UBND tỉnh trong những năm gần đây có thể nhận ra, các nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, đều đã được “nhận diện” khá đầy đủ và rõ ràng.

Đó là khi triển khai, các dự án đầu tư công cần phải đảm bảo tuân thủ nhiều quy định pháp luật, nhất là liên quan đến pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, ngân sách và công sản, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản. Do đó, một số dự án gặp khó khăn, vướng mắc liên quan đến từng giai đoạn thực hiện.

Nhiều dự án vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, chủ yếu là xác định nguồn gốc đất, kiểm kê, kê khai để phân loại đất đền bù; lựa chọn vị trí để lập quy hoạch, hoàn thiện thủ tục xây dựng khu tái định cư; việc xây dựng giá đất cụ thể.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến những bất cập trong công tác tổ chức triển khai thực hiện tại các sở, ngành, địa phương, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đề cao, chưa rõ nét, chưa thực sự vào cuộc; công tác đôn đốc nhà thầu triển khai thi công chưa quyết liệt và hiệu quả.

165259M%E1%BB%99t%20s%E1%BB%91%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20ch%E1%BA%ADm%20ti%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%99%20do%20v%C6%B0%E1%BB%9Bng%20th%E1%BB%A7%20t%E1%BB%A5c,%20d%E1%BA%ABn%20%C4%91%E1%BA%BFn%20t%E1%BB%B7%20l%E1%BB%87%20gi%E1%BA%A3i%20ng%C3%A2n%20th%E1%BA%A5p

Một số dự án chậm tiến độ do vướng thủ tục, dẫn đến tỷ lệ giải ngân thấp. Ảnh: H.L

 

Ngoài ra, thị trường bất động sản chưa được “phá băng” cũng có tác động tiêu cực đến đầu tư công. Theo cơ quan chức năng, từ đầu năm 2024 đến nay chưa có nguồn thu từ tiền sử dụng đất, dẫn đến các dự án sử dụng từ nguồn này đã được bố trí kế hoạch hàng năm nhưng thiếu vốn nên không hoàn thành theo tiến độ.

Rõ ràng là, để đạt được mục tiêu hoàn thành giải ngân gần 70% kế hoạch vốn đầu tư công trong mấy tháng ngắn ngủi còn lại của năm 2024 là một việc rất khó khăn, đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc tích cực, chủ động của các cấp, các ngành và chủ đầu tư.    

Sở Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các sở, ngành, địa phương cần thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tháo gỡ kịp thời các rào cản, khó khăn vướng mắc, khơi thông điểm nghẽn để khơi thông “dòng chảy” vốn đầu tư công, coi đây là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao.

Xem xét kế hoạch giải ngân và cam kết của chủ đầu tư đối với tiến độ giải ngân của từng dự án. Trong tình hình hiện nay, các biện pháp mạnh đối với các trường hợp giải ngân không đạt tiến độ, như điều chuyển vốn cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, hay điều chuyển chủ đầu tư dự án cũng cần được áp dụng.

Ngày 16/8, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn ký ban hành văn bản 2909/UBND-KTTH yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, trong đó phải quán triệt, coi giải ngân đầu tư công là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm.

Phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, lập kế hoạch giải ngân của từng dự án; đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chịu trách nhiệm về kết quả giải ngân của từng dự án. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vấn đề chuẩn bị dự án và trách nhiệm của người đứng đầu.

UBND tỉnh sẽ kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình chậm tiến độ giao, thực hiện, giải ngân vốn, tiêu cực, tham nhũng, thất thoát, lãng phí. Sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án đảm bảo phù hợp với tình hình giải ngân, phấn đấu tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn của tỉnh đạt cao nhất.

Trong bối cảnh hiện nay, quan trọng nhất là, các chủ đầu tư dự án cần vào cuộc với tinh thần: “Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được và phải có kết quả, sản phẩm cụ thể có thể kiểm chứng, đo đếm được”.

Bởi đã không còn thời gian cho sự “đủng đỉnh”!  

Hồng Lam


Nguồn bài viết:
http://baokontum.com.vn/kinh-te/khong-con-thoi-gian-de-dung-dinh-42474.html