Đăk Hà: Nhân rộng cây trồng chủ lực gắn với giảm nghèo vùng DTTS

10

Xác định cây ăn quả, cà phê, cao su là những cây trồng chủ lực của địa phương, những năm qua, huyện Đăk Hà triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm nhân rộng mô hình trồng các loại cây trồng này trên địa bàn. Qua đó, giúp nhiều hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững, nhất là ở vùng DTTS.

Những năm qua, từ các nguồn vốn đầu tư của các chương trình MTQG, huyện Đăk Hà triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất từ cây trồng chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương.

Theo đó, UBND huyện Đăk Hà chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương của huyện linh hoạt lồng ghép trong việc triển khai nguồn vốn đầu tư từ các chương trình MTQG về giảm nghèo để đầu tư, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất và chăn nuôi có hiệu quả . Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, hỗ trợ người dân trên địa bàn cải tạo vườn tạp, gắn với triển khai thực hiện Cuộc vận động “ Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Ngành Nông nghiệp huyện Đăk Hà phối hợp với chính quyền và các đoàn thể chính trị- xã hội tại các địa phương của huyện tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; đầu tư, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.

Đến nay, huyện Đăk Hà có 12.398ha cà phê, 8.059ha cao su, 2.237ha cây ăn quả và 529ha mắc ca. Tổng diện tích cây trồng chủ lực của huyện Đăk Hà hiện nay tăng gần 2.000ha so với năm 2020.

Ngọk Wang là một trong những xã có nhiều DTTS tích cực đầu tư vào cây trồng chủ lực mang hiệu quả kinh tế cao.

165532Nh%E1%BB%AFng%20m%C3%B4%20h%C3%ACnh%20s%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20n%C3%B4ng%20nghi%E1%BB%87p%20v%E1%BB%9Bi%20c%C3%A2y%20tr%E1%BB%93ng%20ch%E1%BB%A7%20l%E1%BB%B1c%20nh%C6%B0%20c%C3%A0%20ph%C3%AA,%20cao%20su,%20c%C3%A2y%20%C4%83n%20qu%E1%BA%A3%20mang%20l%E1%BA%A1i%20ki%E1%BB%87u%20qu%E1%BA%A3%20kinh%20t%E1%BA%BF%20cao,%20g%C3%B3p%20ph%E1%BA%A7n%20gi%E1%BA%A3m%20ngh%C3%A8o%20b%E1%BB%81n%20v%E1%BB%AFng%20%E1%BB%9F%20v%C3%B9ng%20DTTS%20 %20%E1%BA%A2nh.%20TH

Vườn sầu riêng của ông A Nhung phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: T.H

 

Hiện nay, xã Ngọk Wang có gần 3.500ha đất nông nghiệp được người dân đầu tư sản xuất các loại cây trồng chủ lực cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, có 1.055ha cà phê, 2.176ha cao su, 237ha cây ăn quả. 90% hộ dân trên địa bàn xã Ngọk Wang có cà phê và cao su đang cho thu hoạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông A Nhung (ở thôn Kon Gu 1) cho hay, được sự tuyên truyền, vận động của chính quyền xã Ngọk Wang, năm 2019 gia đình ông phá bỏ vườn cao su già cỗi để chuyển sang đầu tư trồng 5ha cà phê và sầu riêng. Sau 5 năm cần mẫn chăm sóc, đến nay vườn cà phê và sầu riêng của ông Nhung phát triển tốt, cho năng suất cao.

Trong năm 2024, gia đình ông A Nhung thu về hơn 1,5 tỷ đồng từ vườn cà phê và sầu riêng. Sau khi trừ chi phí chăm sóc và nhân công thu hoạch, gia đình ông thu lãi ròng khoảng 1 tỷ đồng.

Không chỉ riêng gia đình ông Nhung, nhiều hộ đân trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đầu tư phát triển các trồng các loại cây chủ lực, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình, góp phần hiệu quả vào công tác giảm nghèo của địa phương.

Trong số đó có thể kể đến gia đình ông U Lôi (xã Ngọc Réo) đã phá bỏ vườn bời lời kém hiệu quả sang trồng cà phê. Nhờ cần mẫn chăm sóc và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vườn cà phê của ông Lôi luôn xanh tốt, cho năng suất cao. Trung bình mỗi năm, gia đình ông thu về hơn 200 triệu đồng. Riêng năm 2024, gia đình ông thu về gần 500 triệu đồng từ cà phê. Trong năm 2025, ông Lôi dự kiến chuyển đổi thêm 2ha đất trồng mì sang trồng cà phê để nâng cao thu nhập.

165456%C3%94ng%20U%20L%C3%B4i%20ch%C4%83m%20s%C3%B3c%20v%C6%B0%E1%BB%9Dn%20c%C3%A0%20ph%C3%AA%20v%E1%BB%9Bi%20hy%20v%E1%BB%8Dng%20m%C3%B9a%20v%E1%BB%A5%20t%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%A1t%20n%C4%83ng%20xu%E1%BA%A5t%20cao%20 %20%E1%BA%A2nh

Ông U Lôi chăm sóc vườn cà phê. Ảnh: TH

 

Ông A Lin- Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Réo khẳng định, những năm gần đây giá cao su, cà phê tăng cao giúp nhiều hộ dân trên địa bàn xã Ngọc Réo có thu nhập ổn định. Đặc biệt, trong năm 2024 có 65 hộ thoát nghèo nhờ trồng cây cà phê. Trong thời gian tới, chính quyền xã Ngọc Réo tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn mở rộng diện tích cây trồng chủ lực, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, việc đầu tư trồng các loại cây chủ lực phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê và các loại cây ăn quả đang giúp nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Đăk Hà nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững, nhất là ở vùng DTTS. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đăk Hà từ 14,87% cuối năm 2021 đã giảm xuống còn dưới 1,83% vào cuối năm 2024, dự kiến đến cuối năm 2025 giảm còn 0,33%.

Ông Đặng Thế Quyết- Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đăk Hà cho biết, trong thời gian tới, huyện tiếp tục vận động, khuyến khích và hỗ trợ người dân trên địa bàn phát triển các loại cây trồng chủ lực nhằm góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương. Đồng thời, ngành Nông nghiệp huyện phối hợp với các địa phương vận động người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cao; nhân rộng mô hình tổ hợp tác, HTX, vùng sản xuất an toàn chất lượng và phát triển bền vững.

Trần Hướng