Rừng ươi thuộc Rừng phòng hộ Thạch Nham, ở xã Ngọc Tem, huyện Kong Plong, tinhr Kon Tum vào mùa trĩu quả. ẢNH: N.Viên |
Theo người dân ở vùng cao, mùa ươi thường bắt đầu từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8. Khoảng chục năm trước, các cánh rừng nguyên sinh ở Sơn Kỳ (Sơn Hà), Sơn Lập (Sơn Tây), cây ươi trải dài tít tắp, nhưng vì hám lợi, nhiều người đã chuyển từ nhặt ươi sang chặt cây ươi để dễ hái quả. Rừng ươi bởi thế thưa dần, người dân cũng mất đi nguồn sinh kế.
Cây ươi bay (tên khoa học Sterclia lyhnophora) là loại cây rừng phân bố rải rác ở vùng rừng Trung Trung Bộ, Tây Nguyên. Trái ươi có hai cánh ở đầu hạt, nhờ vậy khi trái chín tự rụng rơi chầm chậm tựa như bay. Trái ươi vừa là dược liệu, vừa là món ăn bổ, sạch. Trái ươi khô ngâm nước ấm chừng 15 phút, để thịt trái nở bung ra, sau đó gỡ bỏ lớp vỏ ngoài và hột ở giữa rồi trộn đường vào phần thịt trái rồi ăn. |
Quả ươi. ẢNH: N.V |
Người dân khai thác bằng cách leo lên cây rung cho quả rớt xuống hoặc đợi gió thổi cho quả ươi bay rụng xuống đất, chứ tuyệt nhiên không dám đốn hạ ươi. Cứ thế, việc khai thác ươi đã trở thành quy định bất thành văn, đi vào nếp nghĩ, cách làm của người dân nơi đây, ai cũng bảo giữ rừng ươi là giữ vốn quý của làng. Cơn sốt ươi bay, kéo theo hàng nghìn người dân, thương lái ở Quảng Ngãi rủ nhau lên Sơn Tây, sang tỉnh Kon Tum để nhặt, mua bán ươi. Nhiều lời đồn thổi trúng đậm ươi bay, tạo nên “cơn sốt” ươi.