Độc đáo lễ cúng lên nhà Rông mới của đồng bào Gia Rai

294

Với người Gia Rai ở Tây Nguyên, nhà Rông được coi là linh hồn của làng, là nơi khí thiêng của đất trời, sông núi hội tụ để bảo trợ dân làng… Vì vậy, Lễ hội cúng Thần nhà Rông được xem là một trong những lễ hội độc đáo và quan trọng nhất.

Đồng bào Gia Rai quan niệm nhà rông là nơi thu hút khí thiêng của đất trời để bảo trợ cho dân làng, là nơi trang trọng để các vị thần linh trú ngụ. Nhà rông được dựng cao và rộng thể hiện sự mong muốn về sự thịnh vượng, sung túc, hùng mạnh của làng.

Sau khi di dời hay tu sửa lại nhà Rông, một lễ cúng Giàng phải được tổ chức. Đây cũng là dịp để cảm tạ thần linh đã ủng hộ, giúp dân làng trong thời gian qua, cầu xin được bình an và phát triển.

Tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Gia Rai ở huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ cúng lên nhà Rông mới đặc sắc của dân tộc mình.

Những hình ảnh lễ cúng lên nhà Rông mới của đồng bào Gia Rai:

Chú thích ảnhDân làng chuẩn bị lễ vật để thực hiện lễ cúng lên nhà Rông mới.Chú thích ảnhCon vật dùng để hiến tế thần linh thường là heo đực to lớn và gà trống (loại gà mới cất tiếng gáy một lần).Chú thích ảnhDân làng chọn những phần thịt ngon nhất, những bộ phận cần thiết dùng để cúng như đầu, thịt vai, thịt thăn, tim gan để sống.Chú thích ảnhThầy cúng thực hiện các nghi lễ cầu mong dân làng có cuộc sống hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. Sau đó mọi người cùng nhau chia sẽ những xâu thịt nướng, món cháo lá mì… và mở các ghè rượu để cùng nhau thưởng thức. 
Chú thích ảnhCây nêu biểu tượng gắn liền với nhà Rông được trang trí nhiều họa tiết, đặt ở phía trước sân, chính giữa của ngôi nhà Rông để phục vụ các lễ hội lớn của buôn làng.

Chú thích ảnhKhi men rượu cần đã “ngấm” dần vào cơ thể, là lúc mọi người trong làng đoàn kết nắm tay nhau cùng thăng hoa trong các điệu múa, tiếng hát, tiếng cồng, chiêng.Chú thích ảnhLễ cúng nhà Rông là lễ hội không thể thiếu hàng năm của đồng bào Gia Rai.

Chú thích ảnhThầy cúng cùng cùng dân làng đến bến nước của làng Chú thích ảnhBến nước rất quan trọng đối với người dân dân tộc Gia Rai. Bến nước cũng đồng nghĩa với làng, là cùng những người uống chung một nguồn nước. Xa làng là xa bến nước, nhớ làng là nhớ bến nước, về làng là về với bến nước.

  

 

Cháy rụi ngôi nhà rông văn hóa huyện Đăk Tô, Kon Tum

Cháy rụi ngôi nhà rông văn hóa huyện Đăk Tô, Kon Tum

Ngày 6/4, ông Cao Trung Tin, Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) xác nhận: Ngôi nhà rông văn hóa lớn của huyện nằm tại khu vực quảng trường đã bị cháy rụi hoàn toàn cùng với nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu, hiện vật chiến tranh.

Sét đánh cháy rụi nhà rông huyện Đăk Hà

Sét đánh cháy rụi nhà rông huyện Đăk Hà

Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 30/5, nhà rông truyền thống huyện Đăk Hà nằm tại Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện (thuộc Tổ dân phố 2B, thị trấn Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) bốc cháy dữ dội do một tia sét lớn đánh trúng phần nóc của mái nhà rông.

Phục dựng Nghi lễ mừng Nhà Rông mới

Phục dựng Nghi lễ mừng Nhà Rông mới

Chiều 2/12, ngày cuối của Festival văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 2018, Ban tổ chức đã phục dựng Nghi lễ mừng Nhà Rông mới tại Nhà Rông làng Ốp, phường Hoa Lư, thành phố Pleiku (Gia Lai).

Sum vầy đón năm mới bên mái nhà Rông truyền thống lớn nhất tỉnh Gia Lai

Sum vầy đón năm mới bên mái nhà Rông truyền thống lớn nhất tỉnh Gia Lai

Năm mới 2018, bà con làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh (Gia Lai) vui mừng chào đón một cái Tết đầm ấm và sung túc dưới mái nhà Rông mới dựng kiên cố, vững chãi. Nhà Rông là biểu tượng niềm tin, sức mạnh của người dân tộc Ba Na tại Tây Nguyên.

Bê tông hóa nhà Rông

Bê tông hóa nhà Rông

Tỉnh Kon Tum hiện có 445 nhà Rông truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó khoảng 77% giữ đúng nguyên mẫu cột gỗ, mái tranh, xung quanh tre nứa, còn lại 23% được xây dựng hiện đại hóa bằng các vật liệu bê tông, sắt, thép, mái lợp tôn.

Đi tới nguồn bài viết